1. Quảng cáo radio là gì?
Quảng cáo radio hiểu một cách đơn giản là sử dụng tổ hợp âm thanh để truyền tải thông tin, thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu tới thính giả nghe đài. Đây là một hình thức truyền thông đã được hình thành và sử dụng từ lâu.
Ban đầu, quảng cáo trên radio chỉ được phát sóng thông qua những chiếc đài cassette – một vật dụng từng là thiết yếu trong mỗi ngôi nhà, nhất là ở Việt Nam. Vậy nhưng giờ đây, việc nghe đài, nghe các quảng cáo trên radio đã trở nên phổ biến hơn qua hệ thống phát thanh trên xe ô tô, phát thanh online trực tuyến.
2. Các hình thức quảng cáo trên radio
Tưởng chừng đơn giản nhưng các quảng cáo trên radio cũng được phân chia thành nhiều hình thức. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng phân định và lựa chọn được cách thể hiện thông điệp, câu chuyện truyền thông của mình một cách phù hợp nhất.
Các hình thức quảng cáo trên radio đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
2.1. Live mention (quảng cáo trực tiếp)
Live mention là các đoạn quảng cáo trên radio được đề cập trực tiếp thông qua lời dẫn của các phát thanh viên trong chương trình. Dĩ nhiên chúng sẽ được lồng ghép một cách thật khéo léo, dẫn dắt bằng các thông tin liên quan để đưa tới việc giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ.
2.2. Radio Ads và Radio Trailer
Đây là hình thức quảng cáo trên radio phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các mẫu quảng cáo sẽ được lên kịch bản, xây dựng theo câu chuyện, tình huống. Nhà đầu tư đưa ra vấn đề, chỉ rõ nguyên nhân và rồi cách giải quyết chính là sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
2.3. Chuyên mục tài trợ quảng cáo
Chuyên mục tài trợ là hình thức quảng cáo dành cho những doanh nghiệp có nguồn ngân sách truyền thông lớn. Tên sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần vào trước, giữa và cả cuối chương trình tài trợ. Hình thức quảng cáo có tác dụng xây dựng và gia tăng nhận thức thương hiệu đặc biệt tốt.
3. Các phương thức phát thanh radio tại Việt Nam
Hệ thống phát thanh tại Việt Nam hiện được truyền tải qua 2 phương thức như sau:
- AM (Amplitude modulation): có tần số từ 530 KHZ đến 1600 KHZ. AM thường thu hút những thính giả lớn tuổi (thường trên 40 tuổi). Chất lượng âm thanh của hệ thống AM không bằng FM nên hệ thống này thường không dùng để phát nhạc. Tuy nhiên lợi thế của hệ thống này là có thể phát đi xa.
- FM (Frequency modulation): hệ thống này tuy ra đời muộn hơn AM nhưng nhanh chóng chiếm một số lượng thính giả đông đảo. Nhờ chất lượng âm thanh tốt và trung thực. Thính giả FM có độ tuổi trung bình thấp hơn so với AM (từ 25-35 tuổi). Nên hệ thống này là kênh truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình.
4. Kênh quảng cáo phát thanh phổ biến tại Việt Nam
Với các doanh nghiệp muốn tham khảo về kênh phát sóng các quảng cáo trên radio với tần suất được sử dụng cao nhất trong nước có thể kể đến như: VOV Giao thông, VOH, VOV1,2,3,4,… Trong số đó, VOV Giao thông là kênh radio được ưa chuộng hơn cả.
5. Vì sao quảng cáo trên radio vẫn được ưa chuộng trong thời hiện đại?
Quảng cáo radio vẫn có sức sống bền bỉ, thậm chí là ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại nhờ những ưu điểm cùng sự cải tiến về:
- Tiếp cận chính xác nhóm khách hàng mục tiêu qua việc chọn kênh, chương trình phát sóng.
- Vẫn được tiếp nhận ngay cả khi người dùng đang làm công việc khác, họ chỉ cần nghe mà không phải theo dõi hình ảnh nhưng vẫn đủ để hiểu nội dung.
- Âm thanh có khả năng tác động sâu, tạo ra sự ghi nhớ lâu hơn so với hình ảnh.
- Tỉ lệ bỏ qua thấp hơn so với quảng cáo truyền hình.
- Các quảng cáo trên radio nay đã được tiếp nhận qua nhiều phương tiện truyền thông hơn.
6. Báo giá quảng cáo radio
Chi phí quảng cáo trên radio được chia thành các spot quảng cáo 30s, 45s, 60s, 90s, 120s,… Báo giá sẽ thay đổi tùy theo thời lượng, thời điểm và kênh phát sóng quảng cáo. Trong số các quảng cáo trên radio, báo giá của hình thức tài trợ chuyên mục sẽ cao hơn cả.
7. Bí quyết để quảng cáo trên radio trở nên hấp dẫn hơn
Để làm các quảng cáo trên radio trở nên hiệu quả hơn, chúng tôi xin chia sẻ một vài bí quyết cơ bản như sau:
- Lựa chọn kênh và thời điểm phát sóng:Xác định đúng kênh và thời điểm phát sóng chính là cách bạn xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
- Xây dựng kịch bản quảng cáo hấp dẫn:Hãy cô đọng tất cả câu chữ bởi chúng là chiếc cầu nối duy nhất tới khách hàng.
- Chú ý các hiệu ứng về âm nhạc, tiếng động:Đừng quên lồng ghép tiếng động hay âm nhạc để tăng sự chú ý.
- Sử dụng lời thoại của phát thanh viên, diễn viên nổi tiếng:Những giọng đọc quen thuộc sẽ khiến quảng cáo trở nên gần gũi.
Kết luận
Các quảng cáo trên radio là phương tiện quảng cáo truyền thống nhưng chưa bao giờ lỗi thời! Khách hàng thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin, quảng cáo radio cũng nhanh chóng thay đổi mình. Điều quan trọng nằm ở chính các doanh nghiệp sử dụng sẽ làm gì, làm như thế nào để quảng cáo của mình trở nên thật sự hấp dẫn với công chúng.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một công ty quảng cáo radio chuyên nghiệp có thể giúp mình đạt được điều này, thì đó chính là Tindimedia! Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia trong ngành, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.