Viết kịch bản quảng cáo trên radio

Chuẩn bị được một kịch bản quảng cáo trên radio tốt, tỉ lệ thành công của chiến dịch được nâng lên 80%. Và bí quyết để làm được điều đó chúng tôi xin chia sẻ ngay trong bài viết này!

Tầm quan trọng của kịch bản quảng cáo trên radio

Kịch bản quảng cáo trên radio là xây dựng các đoạn hội thoại, lời bình với mục đích nêu bật lên lợi ích của sản phẩm, quảng bá thương hiệu để thính giả nghe đài ghi nhớ. Không có hình ảnh phụ trợ, mọi sức mạnh truyền tải của quảng cáo được dồn vào phần âm thanh, lời thoại. Vì thế mà việc chắt lọc câu từ, xây dựng kịch bản radio càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Lý do mà các doanh nghiệp cần đến kịch bản quảng cáo trên radio là:

  • Xác định lượng thông tin cần truyền tải trong một khoảng thời lượng nhất định của các spot quảng cáo (30s, 60s, 120s,…).
  • Phân chia lời thoại (trong trường hợp có 2 người dẫn trở lên).
  • Sắp xếp, đưa ra được thông điệp chính của chiến dịch.
  • Giúp các phát thanh viên, diễn viên lồng tiếng hình dung ra tình huống, có độ ngắt nghỉ, sử dụng ngữ điệu cho phù hợp.
  • Nhà đài cần duyệt kịch bản quảng cáo trước khi đăng tải để đảm bảo nội dung phù hợp.
Viết kịch bản quảng cáo trên radio
Tầm quang trọng của việc viết kịch bản quảng cáo trên radio. Nguồn ảnh: Internet

Các hình thức quảng cáo radio

Kịch bản quảng cáo trên radio phải được xây dựng phù hợp theo đúng hình thức đã lựa chọn. Các đoạn quảng cáo trên radio hiện nay đang được thể hiện thông qua 3 hình thức:

  • Live Mention (Đề cập trực tiếp): Quảng cáo được lồng ghép khéo léo qua lời tường thuật trực tiếp từ phát thanh viên trong một chương trình bất kỳ nào đó.
  • Radio Ads & Radio Trailer: Doanh nghiệp tự giới thiệu thông qua lời bình, đoạn hội thoại, xây dựng câu chuyện về sản phẩm, thương hiệu.
  • Tài trợ chương trình: Tên và slogan thương hiệu/sản phẩm được lặp lại vào đầu, giữa và cuối chương trình tài trợ phát sóng.

Cách thức xây dựng kịch bản quảng cáo trên radio hiệu quả

Viết kịch bản quảng cáo trên radio
Viết kịch bản quảng cáo trên radio. Nguồn ảnh: Internet

Với nhiều kịch bản quảng cáo trên radio đã cung cấp cho khách hàng, Chúng tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong cách quảng cáo radio như sau:

1. Nghiên cứu thị trường

Đây chính là một khâu quan trọng và cần thiết mà thường bị bỏ qua. Nghiên cứu thị trường là tìm hiểu thị hiếu, xu hướng mua sắm, sở thích của người tiêu dùng, mà cụ thể là đối tượng khách hàng trực tiếp của sản phẩm,dịch vụ. Bạn phải hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ở thương hiệu của bạn, cũng như việc bạn đáp ứng được đến đâu yêu cầu của họ. Bạn biết đấy môi trường kinh doanh giờ cạnh tranh quá gay gắt, chỉ có nắm bắt và chiều theo được tâm lý của khách hàng, doanh nghiệp mới đủ sức đứng vững trên thị trường.

2. Xây dựng khung kịch bản

Sau khi đã “dạo quanh thị trường” và thu thập được kha khá lượng thông tin cần thiết, bạn cần gạch đầu dòng liệt kê và sắp xếp những ý chính mình cần nêu ra trong kịch bản. Điều này giúp bạn xây dựng được kịch bản quảng cáo trên radio logic và thuyết phục được người nghe hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình dung trong đầu của mình về giọng đọc , âm thanh, tiếng động phụ trợ để quảng cáo sống động, hấp dẫn hơn.

3. Viết nội dung chi tiết

Bắt tay vào viết kịch bản chi tiết bạn cần chú ý tới những điều sau:

  • Kể chuyện theo trật tự LOGIC.
  • Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp ngay sau đó nên là một câu ngắn)
  • Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi!
  • Dùng thời HIỆN TẠI.
  • Dùng thể CHỦ ĐỘNG.
  • Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận – chỉ kể/mô tả những gì đang diễn ra.)
  • Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ.
  • Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ.

Đặc biệt tránh:

  • Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề.
  • Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF, UNDP)
  • Không chất đầy bài bằng các tính từ.
  • Không dùng những lời sáo rỗng.
  • Không dùng biệt ngữ.
  • Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể.
  • Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể.
  • Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ: 1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho 1.878 tấn)
  • Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha, đôla Ôxtrâylia thay do AUD)
  • Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình.

Sau khi đã xây dựng xong nội dung kịch bản quảng cáo radio, bạn cũng hãy lưu ý một chút về khung giờ phát sóng nhé! Bạn nên chọn các khung giờ có đối tượng nghe đông đảo nhất nhưng phải là lượng khách hàng tiềm năng của mình. Các khung giờ cao điểm luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự phân biệt về các ngày trong tuần, giữa giờ cao điểm sáng và giờ cao điểm chiều.

Quý khách quan tâm đến dịch vụ quảng cáo của TINDI ?

Xin liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và mức chiết khấu tốt nhất.

Thẻ

Kịch bản quảng cáo trên radio Quảng cáo trên radio
0919.982.462 or 0836.250.777