Với lượng thính giả đông đảo, các kênh VOV là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Quảng cáo VOV ngày càng khẳng định tầm quan trọng của một kênh truyền thông lâu đời, có uy tín và có hàng triệu thính giả là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
1. Giời thiệu tổng quan về Đài Tiếng nói Việt Nam VOV
Đài Tiếng nói Việt Nam (có tên tiếng Anh là: Voice of Vietnam, viết tắt là VOV) là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet, phát thanh có hình và báo viết.
Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, tần số và truyền dẫn, phát sóng phát thanh. Hiện nay, VOV là tổ hợp truyền thông đa phương tiện quan trọng hàng đầu cả nước, với đủ cả bốn loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.
2. Các kênh phát thanh nổi bật nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV hiện nay
2.1. VOV1 (Kênh Thời sự)
Là kênh phát thanh đầu tiên của VOV, phát sóng từ ngày 7 tháng 9 năm 1945. Từ đầu năm 2004, VOV1 có tên chính thức là Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp và phát sóng từ 4:45-24:00 hàng ngày (tiếp sóng VOV3 từ 0:00–4:45) trên sóng ngắn, sóng trung, sóng FM phủ khắp cả nước.
2.2. VOV2 (Kênh Văn hoá – Xã hội)
Phát sóng từ ngày 7 tháng 9 năm 1991. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, VOV2 phát sóng từ 4:45-24:00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước.
2.3. VOV3 (Kênh Âm nhạc)
Phát sóng lần đầu tiên vào 7:00 ngày 7 tháng 9 năm 1990 trên tần số FM 100.0 MHz. Năm 1995, VOV3 đổi sang tần số FM 102.7 MHz tại Hà Nội. Năm 2006, VOV3 hợp tác với Sóng Xuân phát sóng Xone FM – chương trình âm nhạc dành cho giới trẻ. Ngày 1 tháng 3 năm 2018, kênh phát sóng The One Radio (hầu hết các chương trình của The One Radio chỉ phát vào lúc 6:00–9:00, 17:00–21:00 và 22:00–23:00, còn lại là nội dung của VOV3). VOV3 được phủ sóng FM trên toàn quốc với thời lượng 24/24h hằng ngày.
2.4. VOV4 (Kênh phát thanh Dân tộc)
Phát sóng từ 1 tháng 10 năm 2004. Hiện nay, VOV4 sản xuất và phát sóng bằng 11 tiếng dân tộc thiểu số tại các khu vực là: tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Thái (trung du và miền núi Bắc Bộ), tiếng Cơ Tu (miền Trung), tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng Ba Na, tiếng Xơ Đăng, tiếng K’Ho, tiếng M’Nông (Tây Nguyên), tiếng Chăm (Đông Nam Bộ) và tiếng Khmer (Đồng bằng sông Cửu Long), cùng một số chương trình bằng tiếng phổ thông. Các chương trình của hệ VOV4 được phát trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM.
2.5. VOV5 (Kênh phát thanh Đối ngoại)
Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1995. Hiện nay, VOV5 sản xuất và phát sóng bằng 13 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hindi, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Khmer (Campuchia), tiếng Indonesia và tiếng Hàn. Các chương trình phát thanh của hệ VOV5 được phát trên sóng ngắn và sóng trung sang châu Âu, Bắc Mỹ, một phần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần châu Phi. Tất cả các chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của hệ VOV5 cũng được phát ở trong nước trên sóng FM tần số 105,5 MHz tại Hà Nội, sóng FM tần số 105,7 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh.
2.6. VOV6 (Kênh Văn học – Nghệ thuật)
Phát sóng từ năm 1995 đến 2008, VOV6 là tên gọi ban đầu của Hệ Phát thanh Đối ngoại (sau là Kênh Phát thanh Đối ngoại – VOV5). Từ năm 2018, VOV6 là kênh phát thanh chuyên biệt về văn học, nghệ thuật.
2.7. VOV Giao thông Quốc gia (VOV GT):
* VOV Giao thông Hà Nội: là Kênh thông tin giao thông trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, bắt đầu lên sóng vào 18/5/2009, từ 5:30 đến 2:00 ngày hôm sau. Phát trên hệ FM, tần số 91Mhz, phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận, cự ly cách Hà Nội 200Km.
* VOV Giao Thông Hồ Chí Minh (HCM): Ngày 02/01/2010, VOV Giao thông chính thức phát sóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, phủ sóng miền Tây và miền Đông Nam bộ, cự ly cách Thành Phố Hồ Chí Minh 300Km.Với trên 20 giờ phát sóng mỗi ngày, và trên 30% thời lượng (7 giờ) dành để phát sóng trực tiếp các thông tin giao thông trong giờ cao điểm (Xem lịch phát sóng VOV Giao thông), hiện VOV Giao thông đang là kênh phát thanh thiết thực hàng đầu tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh.
2.8. Kênh Mekong FM
Phát sóng từ ngày 25 tháng 6 năm 2017 trên sóng FM tần số 90MHz, phủ sóng các tỉnh miền Tây Nam Bộ với thời lượng phát thanh 19 giờ (5:00–24:00). Kênh cung cấp các thông tin về đời sống của người dân miền Tây sông nước;
* Kênh VOV GT Duyên Hải: Phát sóng từ năm 2020 để phục vụ khán giả khu vực miền Trung – Tây Nguyên, cung cấp thông tin về đời sống khu vực miền Trung.
2.9. Kênh VOV Tiếng Anh 24/7
Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từ sáng ngày 6 tháng 11 năm 2015
2.10. Kênh VOV FM 89 (Sức khoẻ – Môi trường – An toàn thực phẩm)
Phát sóng từ ngày 27 tháng 2 năm 2017 trên sóng FM tần số 89 MHz tại Hà Nội, Đà Nẵng,Thành phố Hồ Chí Minh & Cần Thơ; thay thế kênh phát thanh FM Cảm xúc. Thời lượng 17 giờ trong ngày (6:00–23:00). Cung cấp thông tin sức khoẻ, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kênh hiện do Xone Radio chịu trách nhiệm sản xuất (từ 7:00-13:00 và từ 17:00-22:00), các khung giờ khác là nội dung của VOV.
3. Hiệu quả của quảng cáo trên VOV đối với doanh nghiệp
3.1. Ưu điểm của quảng cáo trên VOV
Theo số liệu của TNS VietCycle, tính đến năm 2008, 84% dân số thành thị và 33% dân số nông thôn có sử dụng điện thoại di động, 59% nghe nhạc trên điện thoại di động và 25% nghe đài AM/FM trên điện thoại di động. Một cuộc khảo sát của FTA vào tháng 4.2007 cho thấy tại Hà Nội và TP.HCM có 16% số người được hỏi dùng MP3, 3% dùng iPod và 2% có sở hữu xe hơi. Những con số này tạo ra cơ hội đáng kể cho sự phát triễn của kênh truyền thông radio.
3.1.1. Radio xuất hiện ở mọi nơi
Trước sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới, Radio vẫn là phương tiện truyền thông có lượng thính giả lớn, độ tiếp cận cao. Báo cáo của UNESCO nhân ngày “Radio thế giới” cho thấy năm 2016, số người nghe Radio nhiều hơn số người xem TV hay sử dụng điện thoại thông minh.
Radio vẫn là kênh thông tin tiếp cận hiệu quả và an toàn nhất với phần đông dân cư, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những người chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Họ có thể nghe Radio ở mọi lúc, mọi nơi, trong khi thực hiện nhiều công việc khác như lái xe, làm việc, nấu ăn… Do đó, quảng cáo trên Radio có cơ hội tiếp cận lượng người tiêu dùng đông đảo.
Quảng cáo trên VOV vẫn là kênh thông tin tiếp cận hiệu quả và an toàn nhất với phần đông dân cư, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những người chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Họ có thể nghe Radio ở mọi lúc, mọi nơi, trong khi thực hiện nhiều công việc khác như lái xe, làm việc, nấu ăn…
3.1.2. Tiếp cận đúng đối tượng
Nội dung của các kênh Radio rất phong phú, đa dạng, mỗi kênh, mỗi chương trình thu hút đối tượng thính giả khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát sóng quảng cáo trên kênh Radio phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn thời điểm phát sóng mà khách hàng mục tiêu của họ có nhiều khả năng lắng nghe nhất. Chẳng hạn, khung giờ 6-9 giờ sáng là khoảng thời gian thu hút đối tượng người đi làm, họ có thể nghe Radio trong ô tô khi di chuyển tới chỗ làm. Khoảng 15-19 giờ là thời gian phù hợp cho quảng cáo thực phẩm, nhà hàng bởi đây là lúc nhiều người chuẩn bị về nhà và bắt đầu suy nghĩ lựa chọn nơi ăn tối.
3.1.3. Khó bị bỏ qua
Cùng với quảng cáo trong rạp chiếu phim, quảng cáo Radio là hình thức quảng cáo có tỉ lệ bị bỏ qua thấp nhất. Chẳng hạn, khán giả TV có thể chuyển sang kênh khác khi tới chương trình quảng cáo, người dùng internet có thể cài đặt các tiện ích chặn quảng cáo… Nhưng thính giả Radio thì không, phần lớn thính giả không bỏ qua quảng cáo.
Ba công ty Nielsen, Coleman và Media Monitor đã nghiên cứu 18 triệu chương trình quảng cáo trên Radio với tổng cộng 62 triệu phút quảng cáo trong khoảng thời gian 12 tháng. Kết quả cho thấy, trung bình 93% thính giả vẫn giữ nguyên kênh trong thời gian quảng cáo. Điều này chứng tỏ quảng cáo được người tiêu dùng lắng nghe và đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới.
3.1.4. Chi phí rẻ
Trước hết, quảng cáo Radio có chi phí sản xuất rẻ, nó không cần đến chi phí cho thiết bị quay phim, trường quay,…giống như quảng cáo TV. Quảng cáo Radio có thể sản xuất nhanh chóng trong phòng thu chỉ trong 1 – 2 ngày.
Hơn nữa, chi phí cho mỗi slot quảng cáo trên Radio cũng thấp hơn so với các kênh truyền thông khác. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng tần suất phát sóng hoặc kết hợp quảng cáo trên Radio với các hình thức quảng cáo khác phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
3.2. Một số lưu khi quảng cáo trên VOV
3.2.1. Nhắm đến thị trường mục tiêu
Khán thính giả trên VOV thường được phân chia thành các thính giả nam và nữ theo độ tuổi. Khi xem xét lựa chọn đài nào để triển khai, cần phải ghi nhớ ai là người bạn đang cố gắng tiếp cận. Nên nhớ đừng lựa chọn một đài chỉ bởi vì nó là đài bạn hay nghe. Hãy chọn đài nào mà khách hàng của bạn hay nghe.
3.2.2. Chọn khung giờ phát sóng
Những khoảng thời gian mà quảng cáo của bạn được phát đi, thường chia thành các khoảng (spot) 30 giây, 60 giây, hay 120 giây tùy theo đó là đài nào mà bạn lựa chọn triển khai.
Một khi mẫu quảng cáo đã hoàn thành, bạn sẽ cần quyết định xem khi nào muốn phát sóng. Những chuyên gia quảng cáo trên sóng radio có thể giúp bạn lên lịch các “chuyến bay” hiệu quả.
Nên biết rằng thời gian phát sóng được sắp đặt trước sẽ tốn nhiều tiền hơn tùy vào lịch chờ và lượng người muốn dành được thời điểm phát sóng đó. Ví dụ: khoảng thời gian trong khung giờ cao điểm của VOV giao thông lúc nào cũng được khán thính giả đón nghe đông đảo.
Nhà đài tại địa phương sẽ có bảng phân tích cho thấy những thời điểm phát sóng nào có nhiều thính giả thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của bạn nhất.
Cách hay nhất để chọn là tìm ra những khoảng 15 phút nào trong ngày có nhiều khách hàng mục tiêu của bạn lắng nghe nhất. Cách đó sẽ bảo đảm cho cơ hội khách hàng mục tiêu của bạn đang nghe chương trình. Và hãy hỏi những đại diện bán hàng của nhà đài để tư vấn chọn thời điểm nào là phụ hợp với bạn nhất.
3.2.3. Tính toán chi phí quảng cáo
Đây là khoản chi phí bỏ ra để thực hiện mẫu quảng cáo. Một số nhà đài sẽ bao gồm khâu sản xuất như một phần giá trị tăng thêm; để khuyến khích các nhà quảng cáo đồng ý hợp tác với đài của họ. Nhưng hãy cân nhắc và tham khảo báo giá quảng cáo trước khi quyết định sử dụng khâu sản xuất của nhà đài.
Thường thì đội ngũ sản xuất của nhà đài khá chuyên nghiệp miễn là đội ngũ chuyên viên lồng tiếng (thường là những người lồng tiếng phát sóng) và nhà sản xuất có kinh nghiệm hợp tác thành công với các doanh nghiệp nhỏ. Hầu hết đều có, bởi vì các doanh nghiệp nhỏ là những khách hàng thường xuyên nhất của các đài địa phương.
Nếu bạn quyết định thực hiện mẫu quảng cáo với một hãng riêng biệt. Hãy cẩn thận là giá có thể chênh lệch khá lớn giữa; các khu vực thành phố lớn và các vùng cũng như giữa các công ty làm quảng cáo khác nhau. Tuy nghiên, cũng hãy cân nhắc là giá trị thu về có lẽ sẽ xứng đáng với số tiền bỏ ra. Nó có thể tốn một vài ngàn đô la để tạo ra một mẫu quảng cáo hạng nhất và tạo ra những phản hồi tốt còn hơn là một gói kèm theo mà không làm được gì cả.
3.2.4. Tối giản từ ngữ
Như một luật lệ cơ bản thì 100 tới 125 từ là giới hạn cho một đoạn quảng cáo 30 giây. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo bạn sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh hay không. Cũng cần ghi nhớ là một đoạn quảng cáo 60 giây sẽ bị rút ngắn chỉ còn 30 đến 45 giây; vì bạn sẽ cần 10 đến 15 giây cuối để kèm vào một lời kêu gọi; số điện thoại, địa chỉ trên Trang Vàng hoặc địa chỉ Web.
3.2.5. Công cụ trung gian hỗ trợ
Hầu hết mọi người nghe radio trong khi đang làm việc khác, như là lái xe; làm vườn, do đó không nên cố nhét nhiều nội dung vào mẫu quảng cáo của bạn. Bạn nên tập trung vào một ngữ cảnh nhất định; hay một “ý tưởng lớn” mà bạn muốn khách hàng nhận được. Luật quyết định là “mỗi trọng tâm, một quảng cáo”.
3.2.6. Lồng ghép âm thanh
Điểm nổi bật khi quảng cáo trên radio chính là giai điệu; còn gọi là hiệu ứng âm thanh đường lồng vào từ ngữ quảng cáo của sản phẩm. Đi phân tích sâu chúng ta để chúng ta nắm rõ hơn
Từ ngữ quảng cáo sẽ được lồng tiếng bằng giọng đọc thích hợp. Hãy luôn ghi nhớ ai là người bạn đang muốn gây ấn tượng và chọn ai đó có giọng nói đáng tin và có liên hệ với mục tiêu của mình.
Hiệu ứng âm thanh cũng là một thành tố quan trọng. Chúng có thể giúp xây dựng một hình ảnh tưởng tượng cho khách hàng.
Nói chung, đặc điểm dễ tiếp cận với mục tiêu chọn sẵn; và sự lặp lại đã giúp cho radio trở thành công cụ trung gian quảng cáo rất hiệu quả. Quả thật là một vài những chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất trong lịch sử chính là các chiến dịch “chỉ dùng radio”. Chỉ cần hãy cẩn trọng với mục tiêu và thông điệp của bạn đo kết quả sau khi thực hiện chiến dịch. Một khi bạn đã tìm ra được tổ hợp khán giả thông điệp và kết quả phù hợp không có gì có thể ngăn bạn xây dựng lên một chiến dịch radio dài hạn thành công được.
5. Tại sao lại chọn quảng cáo trên VOV tại Tindi
Công ty TNHH truyền thông Tidi là đơn vị quảng cáo vov nhanh chóng, chuyên nghiệp với mức ngân sách hợp lý cho nhãn hàng. Hiện Tindi đang booking quảng cáo VOV cho nhiều thương hiệu và doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc.
- Quy trình hợp tác quảng cáo VOV:
• Tiếp nhận thông tin quảng cáo.
• Nghiên cứu và tư vấn, lên kế hoạch quảng cáo cụ thể cho khách hàng.
• Tiến hành ký kết hợp đồng.
• Xây dựng kịch bản quảng cáo.
• Sản xuất quảng cáo.
• Gửi duyệt quảng cáo lên đài phát thanh.
• Báo cáo nghiệm thu cho khách hàng khi quảng cáo được phát sóng thành công.
• Mức giá tốt đi kèm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Đối với quảng cáo VOV, Tindi tập trung khai thác và cung cấp dịch vụ quảng cáo tại hệ thống VOV giao thông, VOV 1,2,3,4,5… và VOH. Đây đều là những kênh truyền thanh hiệu quả với lượng thính giả nghe đài ổn định, đa dạng đã được chúng tôi nghiên cứu kỹ lưỡng, mang lại hiệu quả cho khách hàng.
Tham khảo báo giá quảng cáo trên VOV