Quảng cáo ngoài trời, còn được gọi là quảng cáo OOH hay quảng cáo Out-of-home, là một trong những kênh truyền thông có mặt sớm nhất tại Việt Nam, và nắm giữ một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing tổng thể của doanh nghiệp.
Quảng cáo ngoài trời cực kỳ quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta, là thứ chúng ta nhìn thấy mỗi ngày khi di chuyển trên đường phố, khi đến với các địa điểm công cộng.
Vậy quảng cáo ngoài trời là gì, OOH là gì, có những hình thức nào, đặc điểm ra sao và vai trò là gì, cách thức triển khai thế nào, những xu hướng nào là mới… Hãy cùng Tindi khám phá thông qua bài viết sau.
1. Quảng cáo ngoài trời là gì?
1.1. Quảng cáo ngoài trời là gì?
Quảng cáo ngoài trời là tất cả các hình thức quảng cáo tác động đến người tiêu dùng khi họ bước chân ra khỏi ngôi nhà đang sinh sống, bao gồm quảng cáo xuất hiện trên đường phố, quảng cáo tại các địa điểm công cộng mà con người xuất hiện. Khái niệm này được định nghĩa từ Hiệp hội quảng cáo ngoài trời Mỹ (OAAA: Out-of-home Advertising Association of America).
1.2. Quảng cáo ngoài trời tiếng Anh là gì?
Chúng ta sẽ bắt gặp những tên gọi Tiếng Anh như outdoor advertising, out-of-home, out-of-home advertising, OOH, OOH advertising. Còn trong tiếng Việt thì sẽ bắt gặp những cách gọi quảng cáo ngoài trời, quảng cáo OOH, quảng cáo outdoor…
Về bản chất thì những thuật ngữ trên đều là một, và đều là những cách gọi khác của quảng cáo ngoài trời. OOH là viết tắt của out-of-home (dịch sát nghĩa thì là “ra khỏi nhà”, hay cũng có thể được hiểu là “bên ngoài nhà”, tương đương với nghĩa “ngoài trời”). Và người ta thường chỉ gần gọi tắt OOH là đã hiểu đang nói đến quảng cáo ngoài trời mà không nhất thiết phải gọi đầy đủ “OOH advertising” hay “quảng cáo OOH”.
2. Có phải “Outdoor advertising” mở rộng thành “OOH advertising”?
Quảng cáo ngoài trời có sự thay đổi từ cách gọi “Outdoor advertising” thành “OOH advertising” để nhấn mạnh vào bản chất của quảng cáo ngoài trời là xuất hiện trong mắt người tiêu dùng khi họ rời khỏi ngôi nhà của mình. Nói như vậy là vì hiện nay có một số hình thức “Indoor advertising” (quảng cáo trong nhà) cũng được xếp vào nhóm OOH.
Và kỳ thực, OOH xuất hiện rất nhiều trong đời sống của chúng ta, đi bất cứ nơi đâu cũng có thể bắt gặp được quảng cáo ngoài trời, ví dụ như trên phố xá đông đúc, trên các phương tiện giao thông công cộng, trong các địa điểm đông người như tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học…
3. Các hình thức quảng cáo ngoài trời (OOH) tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các hình thức quảng cáo ngoài trời cực kỳ đa dạng, mỗi một loại hình lại có cách thức thể hiện và những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu phân loại và sắp xếp các nhóm OOH lại với nhau, chắc chắn sẽ thấy cực kỳ dễ hiểu và dễ thực hiện.
Một số hình thức quảng cáo OOH phổ biến ở nước ta bao gồm:
3.1. Biển quảng cáo tấm lớn (Pano, Billboard, Trivision)
Biển quảng cáo tấm lớn hay cũng còn được gọi là biển tầm cao, có kích thước khổng lồ (nhỏ nhất cũng 40 mét vuông, và lớn nhất có thể lên tới hàng trăm mét vuông). Hình thức này thường xuất hiện trên các con phố lớn có đông người qua lại và thường tồn tại ít nhất là 3 – 6 tháng cho một chiến dịch quảng cáo. Thông dụng nhất là pano (biển ốp tường), billboard (biển cột) và trivision billboard (biển lật 3 mặt)…
3.2. Biển quảng cáo tầm thấp (Nhà chờ xe bus, Biển hộp đèn, Treo banner phướn)
Biển quảng cáo tầm thấp có kích thước nhỏ gọn hơn, số lượng nhiều hơn, vị trí thể hiện đa dạng hơn. Một số hình thức thông dụng chính là nhà chờ xe buýt, biển hộp đèn, banner, cờ phướn…
3.3. Quảng cáo trên phương tiện giao thông (Taxi, Buýt, Ô tô, Máy bay, Tàu hỏa…)
Kênh quảng cáo trên phương tiện giao thông như taxi, xe buýt, ô tô, và thậm chí là ngày nay còn có thêm quảng cáo trên tàu hỏa, máy bay… với đặc tính di chuyển được nên mang đến hiệu quả truyền thông cực tốt!
3.4. Roadshow quảng cáo ngoài trời
Roadshow cũng được xếp vào OOH, bởi đây là hình thức tiếp cận với con người ở môi trường bên ngoài nhà. Bạn có thể bắt gặp roadshow đi bộ, roadshow xe đạp, xe máy, xe ô tô… xuất hiện trên đường phố vô cùng nổi bật và ấn tượng.
3.5. Quảng cáo màn hình kỹ thuật số ngoài trời (DOOH)
DOOH (Digital Out-of-home: quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số) như màn hình Led, Lcd, Frame áp dụng công nghệ kỹ thuật số nên có thể phát quảng cáo một cách thông minh, sáng tạo và cực kỳ hiệu quả.
3.6. Quảng cáo ngoài trời theo địa điểm cụ thể (Place Based OOH Advertising)
Tại các địa điểm quảng cáo ngoài trời, triển khai các hình thức quảng cáo riêng biệt và phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ địa điểm sân bay tiếp cận phân khúc khách hàng có thu nhập cao, quảng cáo tại siêu thị tiếp cận nhóm khách hàng đại trà, quảng cáo tại bệnh viện dành cho những sản phẩm thiên về chăm sóc sức khỏe, quảng cáo tại rạp chiếu phim tiếp cận khách hàng trẻ…
Nói tóm lại, có thể rằng các hình thức quảng cáo OOH tại Việt Nam thật sự rất đa dạng và muôn màu muôn vẻ, Tindi tạm thời xếp các hình thức quảng cáo ngoài trời vào 6 nhóm trên để dễ dàng gọi tên, dễ phân biệt khi triển khai chiến dịch quảng cáo.
4. Đặc điểm của quảng cáo ngoài trời là gì?
4.1. Bản chất của quảng cáo ngoài trời
– Là loại hình quảng cáo đơn giản, không lời, không tiếng: hình thức quảng cáo truyền thống, chỉ truyền tải các maquette (ấn phẩm quảng cáo) một cách đơn giản, thông điệp và hình ảnh trên biển quảng cáo khó có thể giải nghĩa sâu sắc về sản phẩm, thương hiệu.
– Đa dạng hình thức, kích cỡ thể hiện: từ tấm áp phích nhỏ, nhà chờ xe buýt có kích thước trung bình, cho đến những tấm biển cực lớn.
– Là một phần của môi trường sống: có mặt mọi lúc mọi nơi từ đường phố cho đến các địa điểm công cộng trong nhà…
4.2. Ưu điểm của quảng cáo ngoài trời
– Tiếp cận với số lượng lớn và đa dạng đối tượng khách hàng
Quảng cáo ngoài trời là kênh quảng cáo quốc dân khi có thể tiếp cận với số lượng lớn và đa dạng khách hàng. Người người nhà nhà đều có thể nhìn thấy tiếp nhận những nội dung được truyền tải qua OOH, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập.
Những biển quảng cáo tọa lạc tại vị trí đông đúc người qua lại hay những phương tiện giao thông được dán quảng cáo như taxi, xe buýt hằng ngày đi qua biết bao nhiêu cung đường, tiếp cận với rất nhiều người, lên tới hàng trăm hàng nghìn người.
– Đa dạng loại hình quảng cáo và dành cho tất cả các lĩnh vực, ngành nghề
Với sáu nhóm quảng cáo ngoài trời đa dạng về phương thức triển khai, cách truyền tải thông điệp, vị trí xuất hiện cũng như đa dạng về báo giá nên, nên phù hợp với đa số ngành hàng, lĩnh vực hoạt động. Tùy theo đặc thù sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu chiến dịch và ngân sách truyền thông mà lựa chọn hình thức phù hợp.
Ví dụ hình thức quảng cáo tĩnh có đặc điểm kích thước khủng, tọa lạc vị trí đắc địa, triển khai trong thời gian dài, báo giá đắt đỏ… sẽ phù hợp với những ngành hàng như bất động sản, ngân hàng, đồ điện tử, tiêu dùng nhanh (FMCG)…
Còn hình thức quảng cáo trên phương tiện giao thông có tính di động cao, kích thước nhỏ gọn, thời gian triển khai linh hoạt, báo giá mềm hơn… sẽ phù hợp với mọi ngành hàng, từ bình dân cho tới sang trọng, và thường được lòng những ngành hàng không có nhiều ngân sách.
– Truyền tải hình ảnh, thông điệp một cách sáng tạo, sinh động, bắt mắt
Quảng cáo ngoài trời ngày càng sáng tạo hơn, thể hiện hình ảnh và thông điệp một cách đầy sinh động thông qua màu sắc rực rỡ, thiết kế độc đáo, câu chữ ấn tượng, nhờ đó mà thu hút sự chú ý của mọi người, khiến họ nó tới thương hiệu, đặc biệt hơn trong một số trường hợp còn chia sẻ lại quảng cáo lên mạng xã hội giúp thương hiệu được viral mạnh mẽ hơn nữa.
– Tần suất xuất hiện cao, lặp đi lặp lại liên tục
Quảng cáo ngoài trời luôn xuất hiện trên đường phố, từ ngày này qua ngày khác, mỗi lần đi qua lại nhìn thấy, chắc chắc sẽ nhớ nhiều hơn. Bảng biển gần như hoạt động 24/7 kể cả ngày nghỉ, lễ tết. Quảng cáo di động thì có thể được bắt gặp tại nhiều khu vực khác nhau, kích thích và tác động trí nhớ của người tiêu dùng
– Không thể tắt đi, không thể chuyển kênh
So với các kênh quảng cáo có thể tắt đi hoặc nhấn bỏ qua như quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến, vì đây quả thực là ưu điểm của OOH, bắt buộc bạn phải nhìn trên các cung đường đi qua hằng ngày
– Chi phí CPM (cost per mile – chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị) thấp
Phải thừa nhận một điều rằng chi phí của OOH là đắt đỏ, nhưng nếu tính toán kỹ thì CPM của OOH không hề đắt.
Phân tích một ví dụ, billboard quảng cáo tại một ngã tư nội thành Hà Nội có chi phí thuê khoảng 1,2 tỷ/năm. Lưu lượng giao thông đo được tại nút giao cắt này là 2 triệu lượt/ngày. Nhẩm tính thì CPM của biển quảng cáo này sẽ là: 1,2 tỷ / 365 ngày / 2 triệu lượt x 1000 = 1553 đồng cho mỗi 1000 lượt hiển thị.
Từ ví dụ này có thể thấy chi phí của OOH kỳ thực không hề đắt đỏ như tưởng tượng. Quảng cáo của bạn có thể tiếp xúc hàng trăm, hàng nghìn người, lặp đi lặp lại qua nhiều ngày chắc chắn sẽ mang tới ấn tượng sâu hơn, nhưng kênh quảng cáo khác liệu có thể truyền tải như OOH?
4.3. Nhược điểm của quảng cáo ngoài trời
– Thời gian tiếp xúc ngắn ngủi, không thể truyền đạt nhiều thông điệp
Nhược điểm chí mạng của OOH chính là người đi đường lướt qua rất nhanh, nên thời gian tiếp xúc với quảng cáo ngoài trời rất ngắn ngủi, khó mà tiếp nạp toàn bộ thông tin, chỉ trừ phi biển quảng cáo trên cung đường cố định mà người đó ngày nào cũng đi qua thì mới có thể tạo được ấn tượng
– Khó tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu
Việc tiếp cận với số lượng lớn và đa dạng khách hàng nên khó khăn trong việc sản xuất hình ảnh và nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu.
Giải pháp của việc này là nên tập trung triển khai quảng cáo tại những vị trí tập trung đông nhóm khách hàng của mình để triển khai, ví dụ như siêu thị (nhóm nội trợ, nhân viên văn phòng, trường học, rạp chiếu phim (giới trẻ)…
– Việc đo lường hiệu quả bị hạn chế
Những năm trước đây việc đo lường hiệu quả quảng cáo ngoài trời rất khó khăn, chẳng thể cân đo đong đếm được có bao nhiêu người đi qua vị trí quảng cáo và nhìn thấy, chú ý tới, chưa kể tới việc nhóm người này liệu có thể trở thành khách hàng được hay không.
Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ mà các phương thức đo lường cũng “rõ ràng” hơn phần nào.
– Chịu ràng buộc bởi các vấn đề pháp lý
Chắc chắn rồi! Quảng cáo ngoài trời ở Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ từ nhà nước, với rất nhiều quy định, và luật “cấm”, nên rất khó để sáng tạo, phá cách!
– Chịu tác động bởi các yếu tố khách quan
Vì hoạt động ở môi trường bên ngoài trong thời gian dài, nên OOH chịu sự tác động của thời tiết, mưa nắng là chuyện thường tình! Quảng cáo bị bẩn, cũ, bạc màu, bong tróc hư rách…
Rất khó để tránh khỏi nhược điểm này, chỉ có thể thường xuyên theo dõi và khắc phục để quảng cáo tiếp tục vận hành.
5. Vai trò của quảng cáo ngoài trời (OOH) trong Marketing
5.1. Giúp doanh nghiệp xây dựng, khuếch trương và duy trì nhận diện thương hiệu
OOH giữ vai trò quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng, gây ấn tượng bước ban đầu. Và duy trì mức độ nhận diện thông qua việc quảng cáo lặp đi lặp lại theo thời gian, trở thành thói quen trong tâm trí khách hàng.
5.2. Kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng bận rộn
Người tiêu dùng ngày nay bận rộn hơn rất nhiều, họ thường tối ưu hóa thời gian của mình để làm việc nhiều hơn. Chính vì vậy mà nhưng giây phút đi trên đường phố có đôi khi lại là thời gian “rảnh rỗi”, quảng cáo ngoài trời sẽ tận dụng khoảng thời gian này để ghi điểm với họ.
5.3. Mang đến vẻ đẹp hiện đại, sinh động cho đô thị
Những hình thức quảng cáo hiện đại, sáng tạo mang đến cho môi trường sống vẻ đẹp sinh động, giàu sức sống.
Có những địa điểm nổi tiếng của thế giới, quảng cáo ngoài trời là một đặc trưng không thể tách biệt, ví dụ như quảng trường Thời đại (Times Square) của Mỹ, nơi có hàng tá biển Led siêu to khổng lồ, hay như giao lộ Piccadilly Circus của Anh với màn hình Led với hàng trăm năm tuổi đời.
6. Lập kế hoạch triển khai quảng cáo ngoài trời
Để triển khai một chiến dịch quảng cáo suôn sẻ, hiệu quả, điều đầu tiên cần làm chính là lập một kế hoạch chi tiết, dựa trên bản kế hoạch này, doanh nghiệp có thể phối hợp nhuần nhuyễn với đơn vị triển khai, kiểm soát các hạng mục quảng cáo đúng thời hạn.
6.1. OOH Research (nghiên cứu thị trường)
Cần biết hình thức quảng cáo ngoài trời nào hiện nay là đang hot và hiệu quả nhất hiện nay, đâu là xu hướng được yêu thích và ưa chuộng. Hiện nay quảng cáo màn hình Led đang là hình thức OOH hot hít nhất, theo đó là quảng cáo trên phương tiện giao thông như taxi, xe ô tô cá nhân.
Nghiên cứu đối thủ của mình đã và đang triển khai hoạt động quảng cáo ngoài trời nào. Có một số ý tưởng từ đối thủ mà chúng ta có thể tham khảo để tìm ra cách triển khai tốt hơn, sáng tạo hơn.
Ngoài ra, đừng quên thực hiện việc rà soát lại chính hoạt động marketing của doanh nghiệp, bước này quan trọng để xác định được thông điệp cho lần triển khai tiếp theo, và cũng như rút kinh nghiệm để chiến dịch sắp triển khai được tốt hơn.
6.2. Xác định rõ khách hàng mục tiêu của chiến dịch
Bạn cần vạch ra chân dung của khách hàng, họ là những ai, họ thường xuyên có mặt ở khu vực nào, hành vi của họ như thế nào. Riêng với OOH thì càng chú ý địa điểm triển khai. Luôn nhớ rằng “Khách hàng ở đâu, ta quảng cáo ở đó”, càng đúng người, đúng chỗ và đúng thời điểm, thì càng phát huy được hiệu quả của chiến dịch.
6.3. Xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo ngoài trời?
Đồng ý rằng OOH dùng để làm branding, nhưng đó là mục tiêu rất chung chung, vẫn cần phải xác định cụ thể mục tiêu của chiến dịch là gì để có kế hoạch triển khai hiệu quả.
Mục tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức quảng cáo, thời gian triển khai. Ví dụ chiến dịch có mục tiêu xây dựng nhận diện thương hiệu, nhắc nhớ khách hàng sẽ ưu tiên chạy dài ngày hơn. Trong khi chiến dịch ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới sẽ triển khai với số lượng nhiều để “dội bom” thương hiệu trên mọi mặt trận và được nhiều người biết đến có thể.
6.4. Thông điệp và thiết kế quảng cáo ngoài trời
Dựa vào khách hàng mục tiêu để đưa ra thông điệp quảng cáo ngoài trời phù hợp, theo đó cũng sẽ có những thiết kế với hình ảnh tương ứng.
Tuy nhiên, có những hình thức OOH hướng đến khách hàng đại chúng như billboard, pano, ta chẳng thể tùy biến thông điệp focus vào đối tượng nào, thì hãy lựa chọn thông điệp và hình ảnh dễ nhìn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận nhất có thể.
Ngoài ra thì điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý, OOH là một phần thuộc chiến dịch IMC (chiến dịch tiếp thị truyền thông tổng lực) nên thông điệp của nó cũng không thể nằm ngoài chiến dịch chung của nhãn hàng.
6.5. Lên ngân sách cho chiến dịch quảng cáo
Trong ngân sách tổng cho chiến dịch tiếp thị truyền thông sẽ có bao nhiêu phần trăm dành cho quảng cáo ngoài trời, và sẽ phân chia ngân sách cho các hình thức OOH trong chiến dịch quảng cáo ngoài trời như thế nào, doanh nghiệp cần xác định rõ.
Với một chiến dịch OOH nhằm xây dựng, duy trì và tăng nhận diện thương hiệu, ngân sách dành cho OOH khá lớn, vì triển khai nhiều hình thức và diễn ra trong một thời gian dài.
Với chiến dịch OOH ra mắt sản phẩm mới, thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn để nhằm tạo tiếng vang, ngân sách OOH không quá lớn.
Với chiến dịch OOH chạy theo khu vực địa lý, tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… bao giờ cũng tốn tiền nhiều hơn so với tỉnh lẻ.
Cân nhắc giữa việc chạy OOH số lượng nhiều trong thời gian ngắn, hay chạy OOH số lượng ít nhưng lại chạy trong thời gian lâu dài.
6.6. Lập kể hoạch triển khai (OOH Media Plan)
Dựa trên những điều đã vạch ra ở trên, hãy lựa chọn hình thức, số lượng, địa điểm, thời gian triển khai quảng cáo ngoài trời phù hợp và phân bổ ngân sách hợp lý cho từng hình thức đó.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo ngoài trời
Có 4 yếu tố chính tác động đến hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo ngoài trời:
7.1. vị trí đặt bảng quảng cáo ngoài trời, dựa trên các tiêu chí nhỏ hơn
– Lưu lượng giao thông: tuyến đường nội thành với lượng người lưu thông đông đúc mỗi ngày được đánh giá là có nhiều hiệu quả truyền thông hơn so những tuyến đường ngoại thành thưa vắng người qua lại.
– Tốc độ giao thông: khu vực nội đô thường xuyên bị tắc đường sẽ tiếp cận với khách hàng tốt hơn những biển nằm tại đường quốc lộ, ít bị tắc.
– Góc nhìn và hướng nhìn: những biển quảng cáo đặt tại các nút giao thông như ngã ba, ngã tư hay vòng xoay (bùng binh)… thường có góc nhìn rộng hơn, và được nhìn từ nhiều hướng đường, đồng nghĩa với việc tăng số lượng người tiếp cận.
– Đèn giao thông: đa số các nút giao thông như ngã ba, ngã tư đều được trang bị đèn tín hiệu giao thông, dù thời gian chờ đèn đỏ có dài hay ngắn thì những người đi đường đều bắt buộc phải dừng lại, nhờ đó mà thời gian tiếp xúc với biển quảng cáo sẽ lâu hơn.
– Số làn đường: đường sá Việt Nam phần lớn đường hai chiều, với hai làn đường dành cho ô tô và xe máy. Lợi thế của biển quảng cáo trên những con dường hai chiều này là người đi đường có thể quan sát được từ hai phía.
– Tầm nhìn và vật cản: thông thoáng, nhìn xa tốt, không nên bị che khuất bởi những vật cản như tòa nhà cao tầng hay cây cối.
– Yếu tố phân tán thị giác: nên lựa chọn những khu vực có rất ít biển quảng cáo, không có là tốt nhất, để biển của bạn là duy nhất trong mắt người đi đường.
– Khu vực xung quanh biển quảng cáo: dựa vào đối tượng mục tiêu mà sản phẩm, dịch vụ hướng tới để lựa chọn khu vực quảng cáo (ưu tiên những khu vực tập trung nhiều đối tượng mục tiêu). Ví dụ với muốn nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên, nên đặt quảng cáo gần các trường học.
– Khoảng cách giữa các vị trí (đối với chiến dịch được triển khai với số lượng nhiều): mật độ triển khai là bao nhiêu, các vị trí có xa nhau hay không.
7.2. Sản xuất biển quảng cáo
Hình thức quảng cáo, Kích thước, Hệ thống chiếu sáng
7.3. Nội dung và thiết kế của biển quảng cáo
Thông điệp, Hình ảnh, Màu sắc và độ tương phản, Kiểu chữ, Độ dễ nhìn, Độ dễ đọc
7.4. Tần suất hiển thị của quảng cáo
Số lượng và Thời gian triển khai quảng cáo. Càng nhiều, càng dài tất nhiên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
8. Đo lường hiệu quả quảng cáo ngoài trời
Rất khó để có thể đo lường hiểu quả quảng cáo ngoài trời một cách chính xác, cụ thể và rõ ràng, bởi đây là kênh truyền thông đại chúng nên khối lượng người tiếp cận là vô cùng khổng lồ, chưa kể tới việc trong số những người đi qua có ai đã nhìn thấy quảng cáo và thực sự chú ý tới.
Tuy nhiên vẫn có thể đo lường được, nhưng kết quả hoàn toàn mang tính chất tương đối và để tham khảo
8.1. Sử dụng một số hình thức đo lường gián tiếp
Tạo ra các mã giảm giá, mã ưu đãi (như Coupon, Code sale off, Voucher…) dành riêng cho quảng cáo ngoài trời, và theo dõi trong suốt chiến dịch có bao nhiêu người sử dụng tới.
Hiển thị số hotline riêng biệt trên biển quảng cáo và theo dõi số lượng cuộc gọi về hotline.
Sử dụng Hashtag hoặc những câu slogan ấn tượng để khách hàng nhớ đến, tìm kiếm thông tin qua Internet, và đo lường lượt tìm kiếm này.
8.2. Sử dụng công nghệ để đo lường
Đặt camera trực tiếp tại những điểm đông người như quảng trường, các ngã tư đường, trục lộ. Hình ảnh thu được bằng camera sẽ trải qua thuật toán Trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện liên tục số người, xe đi ngang các địa điểm
9. Báo giá quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời chưa bao giờ là một kênh truyền thông ít tiền, chi phí triển khai có thể lên tới hàng tỷ đồng cho một chiến dịch tùy vào việc doanh nghiệp lựa chọn phương tiện OOH nào, chạy trong thời gian bao lâu và tại những khu vực nào.
OOH là một ngành khá rộng với nhiều hình thức quảng cáo, mỗi hình thức lại có cách tính chi phí không giống nhau, Tindi xin đưa ra cách tính bảng giá quảng cáo của một số hình thức phổ biến:
Đối với biển quảng cáo tĩnh như Pano, Billboard hoặc màn hình Led ngoài trời, vị trí, diện tích, lưu lượng giao thông là ba vấn đề ảnh hưởng lớn đến kinh phí, những biển quảng cáo nằm tại vị trí đắc địa, diện tích lớn, tầm nhìn thoáng, giao thông đông đúc bao giờ cũng có giá tiền cao hơn rất nhiều và thường chạy trong một thời gian dài, tối thiểu là 3 tháng.
Đối với hình thức quảng cáo trên phương tiện giao thông như xe buýt, taxi, ô tô, giá thành được tính theo công thức: Giá thành = Đơn giá × Số lượng xe × Số tháng triển khai. Triển khai tối thiểu 1 tháng.
Với hình thức quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số màn hình như Lcd Frame, báo giá tính theo tuần và hạng tòa nhà (A/B/C)
Một số hình thức quảng cáo như Luxury Roadshow hay Human Billboard: chi phí tính trọn gói theo số lượng xe/ngày/khu vực…
10. Xu hướng quảng cáo ngoài trời hot trong năm 2023
Quảng cáo ngoài trời ngày nay không chỉ là những tấm bảng quảng cáo đơn điệu, nhàm chán, các nhãn hàng luôn muốn mình xuất hiện một cách nổi bật và ấn tượng nhất trong mắt người tiêu dùng. Bằng cách nắm bắt những xu hướng quảng cáo hiện đại, sáng tạo và thu hút sự tương tác của mọi người.
– Tăng cường sự sáng tạo trong OOH để làm thương hiệu nổi bật hơn trong tầm mắt và tâm trí của người tiêu dùng, có thể sử dụng hình thức biển bảng 3D độc lạ, bắt mắt, hoặc sử dụng nội dung độc lạ, ấn tượng.
– Lựa chọn triển khai những hình thức phù hợp và hiệu quả:
Các hình thức OOH mới hấp dẫn: màn hình LED quảng cáo indoor, outdoor.
Các hình thức quảng cáo theo chân khách hàng: quảng cáo trên phương tiện giao thông, quảng cáo tại các địa điểm cụ thể…
Tận dụng điểm bán để triển khai các hoạt động activation thu hút người tiêu dùng.
– Tăng cường sự tương tác với người tiêu dùng: quảng cáo OOH theo ngữ cảnh hoặc cá nhân hoá để có sự liên hệ gần gũi với khách hàng.
– O2O (Offline to Online): Quảng cáo ngoài trời trở thành “mồi” để viral trên mạng xã hội.
11. Tindi – Công ty quảng cáo ngoài trời chuyên nghiệp, uy tín
Tindi là công ty quảng cáo ngoài trời tích hợp đầu tiên tại Việt Nam với năng lực triển khai tất cả các hình thức quảng cáo ngoài trời tại 63 tỉnh thành toàn quốc.
Dịch vụ quảng cáo ngoài trời của Tindi bao gồm việc tư vấn chiến lược, lên kế hoạch triển khai, hỗ trợ thiết kế maquette, in ấn, thi công và theo dõi quảng cáo trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Sự chuyên nghiệp, uy tín, tận tâm chính là lý do nhiều thương hiệu lựa chọn hợp tác cùng Tindi.
Lời kết về quảng cáo ngoài trời (OOH)
Theo sự phát triển của thời đại, quảng cáo ngoài trời ngày càng thông minh, sáng tạo, ý nghĩa và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Quảng cáo ngoài trời là một kênh quan trọng trong hoạt động tiếp thị – truyền thông của doanh nghiệp, và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.
Hy vọng với những kiến thức và thông tin tổng quan trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về quảng cáo ngoài trời để lên kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả.